BÍ QUYẾT ĐỂ NUÔI CON VỚI SỮA CÔNG THỨC KHÔNG BAO GIỜ ỐM VẶT

 


 


Bất kỳ người mẹ nào cũng nhận thức được tầm quan trọng của sữa mẹ đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên không phải người mẹ nào cũng đủ sữa để nuôi con đến hết 6 tháng hoặc hơn 1 năm. Ngoài ra, sữa mẹ sẽ bắt đầu giảm dưỡng chất sau 6 tháng. Do đó, con vẫn rất cần được bổ sung thêm 1 nguồn dưỡng chất ngoài khác như sữa công thức để đảm bảo đủ lượng dinh dưỡng cho sự phát triển toàn diện. Vậy bí quyết nào để nuôi con sữa công thức không bao giờ ốm vặt?

 

 NGUYÊN NHÂN TRẺ THƯỜNG ỐM VẶT

 


Cũng như những khía cạnh khác, ở giai đoạn đầu đời, hệ miễn dịch của trẻ cũng phải “học” từng chút một bằng cách tiếp xúc với nhiều loại kháng nguyên, dị nguyên khác nhau từ môi trường để sinh ra kháng thể đáp ứng. Dưới 6 tháng tuổi, bé nhận được lượng kháng thể miễn dịch từ sữa mẹ gọi là miễn dịch thụ động. Sau thời gian này, cơ thể trẻ dần tự sản xuất và từ từ hình thành nên miễn dịch chủ động. Mỗi khi trẻ bị bệnh vặt như bị sốt là lúc miễn dịch bé đang hoạt động tích cực và “ghi nhớ” loại vi khuẩn để kháng lại trong lần sau.

 

Nhiều mẹ có thể nhận thấy rằng, bước sang giai đoạn chuyển tiếp từ bú mẹ hoàn toàn sang ăn dặm (từ 5 – 6 tháng trở đi) trẻ rất hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, viêm đường hô hấp, dị ứng… hơn giai đoạn trước. Các chuyên gia nhi khoa gọi đây là “khoảng trống miễn dịch” và mẹ cần chú trọng bảo vệ trẻ nhiều hơn trong giai đoạn này. Bên cạnh đó, 80% khả năng miễn dịch của trẻ nằm ở hệ tiêu hóa nên nếu trẻ bị rối loạn tiêu hóa cũng là nguyên nhân trực tiếp gây nên việc trẻ bị ốm vặt. Ngoài ra, khoa học cũng chứng minh, khi trẻ thiếu ngủ, không ngủ đủ giấc cũng khiến suy giảm khả năng sản sinh tế bào bạch cầu – loại tế bào giúp cơ thể chống lại các loại vi khuẩn, virus.



Ngoài những lần ốm vặt nhanh chóng qua đi, việc trẻ bị bệnh quá thường xuyên và kéo dài dai dẳng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ cả về thể chất lẫn trí não như: kém hấp thu dinh dưỡng, chậm lớn, khóc quấy, khó ngủ về đêm. Một số bệnh như: viêm đường hô hấp, viêm đường ruột… nếu không khắc phục kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc có thể chuyển sang bệnh mãn tính. Do đó, mẹ cần nhận diện và giúp con khắc phục kịp thời.

 

GIÚP CON KHỎE MẠNH TỪ BÊN TRONG BẰNG DINH DƯỠNG

Nguồn dinh dưỡng đầu đời không chỉ trực tiếp nuôi dưỡng trẻ lớn lên mà còn tham gia vào việc xây dựng đề kháng và duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cho trẻ. Vì thế, khi chọn các loại sữa công thức bổ sung dinh dưỡng cho con ở giai đoạn chuyển tiếp từ sữa mẹ, mẹ nên chú ý tập trung vào 3 tiêu chí : bổ sung nguồn dinh dưỡng tốt,  dễ hấp thu để trẻ phát triển tối ưu, xây dựng hệ tiêu hóa khỏe mạnh và tăng cường miễn dịch cho trẻ một cách thuần tự nhiên gần giống như khi trẻ được thụ hưởng trong 6 tháng đầu đời.


 

Những tiêu chí trên có mối quan hệ bổ trợ, tác động qua lại lẫn nhau. Như việc nguồn dinh dưỡng dễ hấp thu sẽ giúp hệ tiêu hóa bé hoạt động nhẹ nhàng, không gây nên các rối loạn, bé cũng sẽ được ngủ ngon hơn, quá trình sản sinh kháng thể cho hệ miễn dịch cũng diễn ra thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, nguồn sữa được bổ sung kháng thể trực tiếp gần với sữa mẹ cũng giúp hệ miễn dịch của bé được tiếp sức để chống chọi với các tác nhân từ môi trường.

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

𝐒𝐮̛̃𝐚 𝐁𝐥𝐮𝐞 𝐒𝐡𝐞𝐞𝐩[𝐂𝐮̛̀𝐮 𝐗𝐚𝐧𝐡] 𝐜𝐨́ 𝐭𝐡𝐮̛̣𝐜 𝐬𝐮̛̣ 𝐭𝐨̂́𝐭?

SỮA BLUE SHEEP FOLLOW-UP BỔ SUNG BETA GLUCAN